THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 94 NĂM, NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM 03 /02/1930 - 03/02/2024.

Trang chủ/ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

  09/10/2024     |  Lượt xem 294   

Bài tuyên truyền học tập suốt đơi theo gương Bác Hồ vĩ đại.

         1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) và học tập suốt đời (HTSĐ).

         Thế giới hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức đã và đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân của tri thức nhân loại trên mọi lĩnh vực. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng tri thức của nhân loại sau năm đến bảy năm sẽ tăng gấp đôi, trong khi đó thời lượng học tập và số môn học trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập đã và đang đòi hỏi ngoài các nội dung khoa học truyền thống cần phải bổ sung nhiều nội dung mới, cập nhật, như giáo dục công nghệ, môi trường, giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống...

         Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học tập của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người.

         Như vậy, học tập không đơn thuần để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực lao động nghề nghiệp hay có một vị trí xã hội nào đó mà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục hiện đại là mang lại cho mọi người những cơ hội học tập và phát triển để trở thành những con người tài năng, có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, năng động, tự khẳng định mình và góp phần cải biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

                                                                                                                      2. Thế nào là một xã hội học tập?

         Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập. Xã hội tạo cơ hội và điều kiện để công dân nào cũng được học tập. Trong xã hội học tập, ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất.

         3. Thế nào là học tập suốt đời:

         HTSĐ không phải là suốt đời đi học mà là: Mỗi người trong suốt cuộc đời của mình cần được liên tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức, kỹ năng cần thiết còn thiếu để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu trong lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác.(thông qua các hình thức giáo dục chính quy (trường lớp tập trung), không chính quy(đào tạo từ xa, TTHTCĐ, tự học..), phi chính quy (thư viện, sách báo, internet, câu lạc bộ...).

         4. Tại sao phải xây dựng xã hội học tập?

         Cần phải xây dựng xã hội học tập vì:

         Thứ nhất: Mọi công dân đều phải học tập suốt đời để trở thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao để cải thiện cuộc sống bản thân, làm giàu cho gia đình và cho cộng đồng, đóng góp xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc.

         Thứ hai: Mọi công dân, mọi gia đình, dòng họ, mọi cộng đồng dân cư, cả xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học hành, ai cũng thực hiện được nhiệm vụ học tập suốt đời, bảo đảm mọi người đều bình đẳng, được công bằng xã hội về giáo dục.

         Thứ ba: Phải xây dựng một hệ thống giáo dục để phục vụ việc học tập suốt đời của người dân, trong đó có sự gắn kết giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, giữa giáo dục thế hệ trẻ với giáo dục người trưởng thành.

         5. Vì sao mọi người đều phải học?

         Mọi người đều phải học vì:

         (1) Ngày đầu tiên, cắp sách đến trường để học nói, học chữ, học viết và học tri thức để nhận thức thế giới quanh ta để hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Thực tế đã chứng minh nhiều người tài, người thành đạt trong xã hội vì được học tập, tu dưỡng trong môi trường giáo dục tốt.

         (2) Sự biến đổi, phát triển xã hội ngày càng nhanh, người trưởng thành phải tiếp tục học để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đáp ứng yêu cầu mà công việc, nghề nghiệp, cuộc sống và xã hội đang đòi hỏi. Người trưởng thành học để giải quyết khó khăn, thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất.

         (3) Người sắp về hưu cần những hiểu biết và những kỹ năng sống trong điều kiện sống tại gia đình và khu dân cư. Họ cần học những vấn đề về tâm lý xã hội trong cộng đồng dân cư, về dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe, về việc làm thêm để tăng thu nhập hoặc có thêm những kỹ năng như chụp ảnh, làm hoa trang trí, làm bánh trái, chơi cây cảnh, cá cảnh. Những điều cần thiết ấy giúp người về hưu hòa đồng nhanh với cuộc sống tại khu dân cư, với quan hệ hàng xóm; học sống trong những mối quan hệ tình cảm, yêu thương, quý trọng lẫn nhau, chia sẻ với nhau những vui buồn của cộng đồng và được tự do hoạt động theo sở thích và phù hợp với pháp luật.

         (4) Về hưu rồi, người cao tuổi vẫn cần phải học, dù họ là người đã có hạn chế nhất định về sức khỏe và môi trường công tác và sau cả đời cống hiến.

         Khi tuổi thọ trung bình tăng lên thì nhiều người trong độ tuổi 60 - 80 còn khá sung sức trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo thế hệ trẻ, tổ chức sản xuất nghề truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và nhất là các công việc mang tính nhân đạo, từ thiện. Người cao tuổi rất cần:

         - Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để mở rộng phạm vi giao tiếp xã hội, cập nhật thông tin, đáp ứng nhu cầu tự học và giải trí.

         - Nắm bắt công nghệ, khoa học kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng suất và tăng thu nhập, giúp một số người cao tuổi có việc làm thêm để cải thiện đời sống.

         - Hiểu biết về bảo vệ sức khỏe, tập dưỡng sinh, sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, cách phòng chống bệnh tật…

         Học tập là phương pháp rèn luyện sức khỏe tinh thần, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích trong xã hội hiện đại.

         6. Không học thường xuyên, sẽ mù chức năng

         Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã luôn nâng cao và đổi mới liên tục trình độ trang thiết bị sản xuất, đổi mới kỹ thuật và công nghệ chế tạo sản phẩm cũng như trong công việc hành chính, sự nghiệp, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… và phương pháp quản lý nhà máy, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, trường học…

         Trong công việc, khi các kỹ năng hiện có không còn đáp ứng được những nhiệm vụ mới, con người rơi vào trạng thái thiếu hụt những kỹ năng tiến hành các hoạt động và đó là mù chữ hành dụng hay còn gọi là bị mù chức năng.

         Mọi người, từ người nông dân đến công nhân kỹ thuật, những cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước, bác sĩ, y tá, giáo viên, v.v… đều có thể bị mù chức năng. Do vậy, các khóa bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tri thức khoa học … để giúp người lao động tránh mù chức năng… cần được tổ chức thường xuyên. Không một ai trong xã hội có thể khẳng định mình không mù chức năng.

         Học tập suốt đời là điều kiện để con người khắc phục tình trạng mù chức năng. Tinh thần tự học là cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc trau dồi những chức năng cần thiết theo phương châm “Cần gì học nấy” để hành nghề có năng suất cao, đạt chất lượng cao.

         7. Các chủ trương của Đảng và những quan điểm, mục tiêu của Chỉnh phủ về XDXHHT đã xác lập một quan niệm rõ ràng về XHHT ở nước ta đó là:

         - Thứ nhất: Mọi người đều được tận dụng các cơ hội để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các cơ hội học tập để đem lại lợi ích và đóng góp cho sự phát triển của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. (tính ưu việt trong XHHT nước ta)

         - Thứ hai: XHHT là một thể thống nhất trong nền giáo dục quốc dân được xây dựng thành 2 hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu gồm các trường lớp chính quy của các cấp học, bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học dành cho thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục tiếp tục gồm những cơ sở giáo dục chính quy và phi chính quy dành cho người lớn - những người lớn đã hoặc chưa qua giai đoạn học tập trong hệ thống giáo dục ban đầu. tại các cơ sở đào tạo tại chức, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, đào tạo và đào tạo lại qua các khóa học, lớp học ngắn hạn, tại các TTHTCĐ.

         8. Về Công dân học tập:

         Để có xã hội học tập, phải có công dân học tập, công dân học tập là nền tảng, gốc rễ của XHHT, xây dựng mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị, gia đình và xã hội được tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời để trở thành “Công dân số”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi vị trí lao động, việc làm trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

         Mô hình xã hội học tập và công dân học tập của các nước trên thế giới có khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một yêu cầu: Công dân học tập phải là người học tập suốt đời để trở thành những lao động đóng góp vào sự cường thịnh quốc gia và tham gia tích cực vào việc bảo vệ hòa bình, an ninh và tiến bộ xã hội.

         Ở Việt Nam hiện nay, gia đình học tập được xác định tế bào của xã hội học tập, còn công dân học tập là công dân:

         - Có tinh tinh thần hiếu học, khả năng tự học và có nghề; có kế hoạch học tập và thực hiện đầy đủ kế hoạch đó tại các cơ sở học tập không chính quy trong cộng đồng.

         - Biết sử dụng ngoại ngữ và máy tính để khai thác được những tri thức trên các mạng thông tin.

         - Có năng suất lao động cao trên cơ sở áp dụng sáng tạo những kinh nghiệm hay, những tri thức và kỹ năng do học tập mà có vào công việc hằng ngày; đóng góp cho sự phát triển xã hội.

- Gia đình không ở mức nghèo theo chuẩn nghèo mà nhà nước ban hành./.

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 31239